Dầu Làm lạnh công nghiệp- Những thông tin cơ bản nhất

Dầu Làm lạnh công nghiệp là loại dầu công nghiệp được nhiều người tiêu dùng tin cậy. Loại dầu này thường được sử dụng trong máy nén khí công nghiệp. Chúng hoàn thiện khả năng bôi trơn và giảm độ ma sát của hệ thống. Hãy cùng tìm hiểu thêm về một số đặc tính của Dầu Làm lạnh công nghiệp trong bài viết!

Phân loại Dầu Làm lạnh công nghiệp      

Dầu kỹ thuật lạnh công nghiệp có thể chia làm 2 nhóm chính là dầu khoáng và dầu tổng hợp. Ngoài ra còn một nhóm phụ là dầu khoáng có phụ gia tổng hợp. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khác nhau mà bạn nên lựa chọn dòng sản phẩm sao cho phù hợp. Nhất là khi mỗi loại dầu lại có một ưu nhược điểm khác nhau.

Dầu khoáng

Dầu khoáng là một trong những loại Dầu Làm lạnh công nghiệp phổ biến. Đặc tính chung của loại dầu này là không có công thức hóa học cố định. Nó là hỗn hợp của nhiều thành phần khác nhau.

Trong đó, quan trọng nhất là các thành phần từ gốc hidrocacbon. Hiện nay, ứng dụng của dầu khoáng vô cùng rộng rãi. Nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và máy nén khí sử dụng cho sản xuất công nghiệp.

Dầu tổng hợp

Dầu tổng hợp là dòng Dầu Làm lạnh công nghiệp được sản xuất từ các hợp chất khác nhau. Một số thành phần cơ bản của loại dầu này là polyglycol, các loại este, silicon. Ngoài ra, chúng ta cũng có các dòng dầu tổng hợp gốc hidrocacbon.

So với dầu khoáng thì dầu tổng hợp có hiệu quả bôi trơn tốt hơn. Nhất là khi hoạt động trong môi trường hỗn hợp. Loại dầu này có môi chất lạnh tốt, nhiệt độ đông đặc thấp. Nó giúp hạn chế tối đa sự mài mòn chi tiết. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm lại cao hơn so với dầu khoáng.

Dầu tổng hợp là dòng Dầu Làm lạnh công nghiệp được sản xuất từ các hợp chất khác nhau

Dầu tổng hợp là dòng Dầu Làm lạnh công nghiệp được sản xuất từ các hợp chất khác nhau

Dầu khoáng có phụ gia tổng hợp

Đây là loại dầu được sản xuất nhằm cải thiện một số tính chất của dầu khoáng thông thường. Để làm điều đó người ta bổ sung vào dầu khoáng một số phụ gia tổng hợp. Ví dụ như các phụ gia tăng độ nhớt, chống tách nhũ tương, hạ nhiệt độ đông đặc hay chống oxy hóa.

Trên thực tế loại dầu này có hiệu quả sử dụng không quá cao. Vì khi sử dụng người tiêu dùng phải thận trọng. Nếu không vận hành đúng cách thì loại dầu này không phát huy được các đặc tính yêu cầu. Ngược lại, chúng có biểu lộ những nhược điểm khác nhau.

Quan trọng nhất là hãy lựa chọn loại dầu khoáng tổng hợp sao cho phù hợp. Vì đã có trường hợp khi bổ sung loại dầu này vào máy nén khí thì xảy ra trục trặc. Điều đó gây hư hỏng cho hệ thống bôi trơn và tăng khả năng cháy của động cơ.

Xem thêm:

Dầu Cắt Gọt Kim Loại và các giải pháp kiểm soát tăng sinh vi sinh vật

Dầu Thủy lực chống cháy- 4 gợi ý hàng đầu cho người tiêu dùng

Top 4 loại Dầu Thủy lực đặc biệt phù hợp dành cho máy chấn tôn

Chỉ số độ nhớt của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Đối với Dầu Làm lạnh công nghiệp quan trọng nhất là độ nhớt. Đây là thông số quyết định chất lượng của việc bôi trơn, giảm tổn thất do ma sát. Một số loại dầu có độ nhớt tương thích với máy còn giúp giảm độ mài mòn thiết bị, tăng cường độ kín cho cụm bịt đầu trục. Đồng thời bổ sung cho các đệm kín, cho các khoang hút và nén của máy nén trục vít.

Để đảm bảo hiệu suất bôi trơn cho máy nén hiện đại, chỉ số độ nhớt của dầu phải ở mức 1000 độ C. Đặc biệt, thể tích riêng của dầu không được nhỏ hơn khoảng 7mm2/giây. Khi máy nén vận hành với cường độ cao thì dầu phải có độ nhớt ở khoảng 8 tới 10mm2/s.

Độ nhớt của dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tiêu biểu là nhiệt độ, độ hòa tan dầu vào môi chất lạnh. Chỉ số độ nhớt động học của dầu thường giảm khi nhiệt độ tăng. Nó cũng giảm khi bắt gặp các dung môi làm lạnh như gas, khí hoặc amoniac.

Đồng thời, bạn cần phải chú trọng các mức áp suất làm việc cũng như phụ thuộc vào gốc dầu. Mỗi loại dầu công nghiệp sẽ có chỉ số độ nhớt khác nhau. Dầu khoáng napten cơ bản có chỉ tiêu độ nhớt thấp. Dầu khoáng paraffin có chỉ tiêu độ nhớt cao hơn. Dầu tổng hợp có chỉ tiêu độ nhớt cao nhất.

Đối với Dầu Làm lạnh công nghiệp quan trọng nhất là độ nhớt

Đối với Dầu Làm lạnh công nghiệp quan trọng nhất là độ nhớt

Khối lượng riêng Dầu Làm lạnh công nghiệp

Khối lượng riêng là thông số vô cùng quan trọng người tiêu dùng phải chú trọng. Nhất là khi vận hành loại dầu này trong máy nén. Thông thường, khối lượng riêng của dầu lạnh nằm trong khoảng 0,87 đến 1,01 g/cm3.

Thông số này phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ, áp suất và hàm lượng cacbua hydro thơm. Các loại dầu có khối lượng riêng lớn chỉ phù hợp với máy nén vận hành tải nặng và thường xuyên. Ngược lại, máy nhẹ nên chọn dầu có khối lượng riêng vừa phải. Điều đó giúp tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động của máy móc cho bạn.

Xem thêm:

Thành phần của Dầu Thủy lực gồm có những loại nào?

Tìm hiểu hai tiêu chuẩn về độ sạch của Dầu Thủy lực

Độ nhớt kỹ thuật và cách chọn độ nhớt cho Dầu Thủy lực

Nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ lưu động của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Nhiệt độ đông đặc là nhiệt độ khi dầu đã hóa đặc. Nhiệt độ này có thể dao động từ 100 độ C trở lên. Mỗi loại dầu khác nhau sẽ có nhiệt độ đông đặc khác nhau.

Nhiệt độ lưu động là nhiệt độ mà dầu còn có khả năng lưu động trong thiết bị và đường ống. Nhiệt độ này giúp đảm bảo vòng tuần hoàn và bôi trơn của Dầu Làm lạnh công nghiệp.

Thông thường, nhiệt độ lưu động Dầu Làm lạnh công nghiệp luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc khoảng 3 đến 50 độ C. Nhiệt độ đông đặc của dầu giảm khi tăng hàm lượng napten, giảm lượng cacbua hydro và paraffin. Nhiệt độ đông đặc của dầu khoáng giảm khi độ nhớt giảm.

Nhiệt độ bốc cháy của Dầu Làm lạnh công nghiệp thể hiện khả năng bắt cháy của dầu trong những điều kiện khác nhau

Nhiệt độ bốc cháy của Dầu Làm lạnh công nghiệp thể hiện khả năng bắt cháy của dầu trong những điều kiện khác nhau

Nhiệt độ bốc cháy của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Nhiệt độ bốc cháy của Dầu Làm lạnh công nghiệp thể hiện khả năng bắt cháy của dầu trong những điều kiện khác nhau. Nhiệt độ này phụ thuộc vào sự hiện diện của vật liệu dễ cháy trong dầu.

Yêu cầu cơ bản về nhiệt độ bốc cháy của dầu dao động từ 160 đến 1800 độ C trở lên. Nhiệt độ bốc cháy càng cao thì dầu càng tốt và có khả năng ngăn ngừa cháy hoàn hảo. Hơn nữa, đây cũng là thông số biểu thị sự ổn định của dầu trong quá trình vận hành.

Dầu Làm lạnh công nghiệp là một trong những loại dầu công nghiệp nổi tiếng. Loại dầu này có khả năng vận hành rất tốt trong nhiều điều kiện khác nhau. Nó đặc biệt phù hợp với máy nén. Hy vọng vowis những thông tin trên đây bạn đã hiểu thêm về loại dầu nhớt này và ứng dụng sao cho hợp lý!

5/5 - (1 bình chọn)

960 views

Bảng báo giá Hóa chất công nghiệp mới nhất 2021

Bảng báo giá Hóa chất công nghiệp mới nhất 9/2024

09-06-2021
Có nên sử dụng Dầu Nhớt Castrol Edge cho xe ô tô không?

Có nên sử dụng Dầu Nhớt Castrol Edge cho xe ô tô không?

29-02-2020
Dầu thủy lực 46

Bảng báo giá Dầu thủy lực 46 mới nhất 9/2024

14-03-2021
Top 3 dầu cắt gọt kim loại bán chạy nhất

Top 3 dầu cắt gọt kim loại bán chạy nhất

10-08-2018
Mua Dầu Thắng Castrol chính hãng ở đâu?

Mua Dầu Thắng Castrol chính hãng ở đâu?

19-03-2020
Dầu Bánh Răng Công Nghiệp là gì? Công dụng và cách sử dụng

Dầu Bánh Răng Công Nghiệp là gì? Công dụng và cách sử dụng

20-11-2019

Mua dầu thủy lực chống cháy tại Hà Nội

27-07-2018
7 dấu hiệu cho thấy bạn cần thay dầu cầu ô tô ngay

7 dấu hiệu cho thấy bạn cần thay dầu cầu ô tô ngay

14-01-2021

Kinh nghiệm sử dụng và thay dầu truyền nhiệt

14-01-2015

Thế nào là dầu công nghiệp 10 đạt tiêu chuẩn

30-10-2018

Dầu Thủy lực chống cháy- 4 gợi ý hàng đầu cho người tiêu dùng

25-01-2019

Top 5 quan niệm sai lầm thường gặp khi sử dụng Dầu Thủy lực

25-01-2019
Các dòng sản phẩm dầu Total dành cho động cơ xe ô tô

Các dòng sản phẩm Dầu Total Dành Cho Động Cơ xe ô tô

24-02-2021

Tìm hiểu về dầu thủy lực

14-05-2014

Kiểm tra chất lượng dầu thủy lực đang sử dụng

14-05-2014

Mỡ Công nghiệp là gì? Dùng Mỡ Công nghiệp có nên hay không?

27-04-2019
Dầu tuần hoàn

Bảng báo giá Dầu tuần hoàn mới nhất 9/2024

27-04-2021
Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

26-10-2019

Tin Liên Quan