Một số đặc tính chung của Dầu Làm lạnh công nghiệp và cách chọn

Dầu Làm lạnh công nghiệp là loại dầu bôi trơn được sử dụng rộng rãi trong hệ thống làm lạnh. Để chọn mua loại dầu này bạn phải chú trọng một vài tiêu chí nhất định. Đặc biệt là phải am hiểu những thông tin cơ bản về loại dầu này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

Đặc tính của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Máy nén luôn vận hành liên tục để đảm bảo hiệu quả bôi trơn. Nếu không được bôi trơn thì máy không thể vận hành được bình thường. Vì thế, vai trò của các loại Dầu Làm lạnh công nghiệp là vô cùng quan trọng.

Đặc tính của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Đặc tính của Dầu Làm lạnh công nghiệp

– Dầu máy lạnh công nghiệp phải có chỉ số độ nhớt phù hợp. Muốn vậy, ngoài việc sử dụng đúng loại dầu thì người tiêu dùng phải chú trọng các tiêu chí về điểm chớp cháy và nhiệt độ đông đặc. Đồng thời phải thay thế dầu theo chế độ định kỳ.

– Hoạt động bôi trơn có nghĩa là đưa dầu đến các bề mặt ma sát của máy, giảm ma sát, giảm hao mòn. Dầu nhớt lạnh công nghiệp ngoài khả năng bôi trơn còn có tác dụng mát máy.

Nó còn giảm tổn thất do năng nhiệt, làm kín bề mặt trong các hành trình nén. Từ đó, dầu giúp giảm các tổn thất do sự hở khoang kín gây ra. Đồng thời nâng cao hệ số nạp và bôi trơn bề mặt các chi tiết máy.

– Gas lạnh sử dụng cho dầu nhớt lạnh công nghiệp thường có khả năng hòa tan trong dầu. Nhiệt độ cuối quá trình nén nằm ở mức trung bình. Vì thế, dầu sau khi sử dụng được luân chuyển tuần hoàn từ máy về bình tách dầu.

Đối với các hệ thống freon tốt thì dầu phải luôn tuần hoàn theo gas lạnh. Điều đó giúp giảm khả năng gây cháy cho dầu. Ngược lại, đối với các hệ thống gas freon bán kín thì dầu có thể vận động luân chuyển mà không cần thay thế.

Xem thêm:

Thế nào là dầu công nghiệp 10 đạt tiêu chuẩn

Thế nào là dầu công nghiệp 10

Một số thông tin về Dầu Thủy lực dành riêng cho máy xúc đào

Hiệu quả của Dầu Làm lạnh công nghiệp với các loại máy nén

Thông thường hệ thống tuần hoàn dầu bôi trơn trong hệ thống được thiết kế theo từng tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào các quốc gia hay khu vực. Ví dụ như máy lạnh Châu Âu thường làm mát bằng không khí là chủ yếu. Trong khí đó, máy lạnh châu Á lại làm mát bằng nước do nhiệt độ trung bình khá cao.

Do đó, nếu chọn các loại Dầu Làm lạnh công nghiệp phải dựa trên kiểu máy và năng suất vận hành. Điều đó sẽ quyết định hiệu suất sử dụng của dầu khi ứng dụng cho máy móc làm lạnh công nghiệp.

Máy nén dùng gas lạnh amoniac

Đối với các hệ thống làm lạnh sử dụng gas lạnh amoniac thì thường có nhiệt độ nén cao hơn. Nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới Dầu Làm lạnh công nghiệp. Do đó, sau một thời gian vận hành dầu sẽ bị mất các chất phụ gia. Người tiêu dùng nên chú trọng thay dầu sau một thời gian hoạt động. Thời gian thay dầu phụ thuộc vào chế độ vận hành.

Trường hợp áp suất nén trong suốt quá trình chạy máy không cao quá, thì có thể sơ chế lại dầu làm lạnh máy nén. Nguyên nhân là vì dầu lạnh xả ra từ giàn lạnh, bầu chứa, bình tách dầu… không quá bẩn. Tuy nhiên người tiêu dùng nên chú trọng loại nước và tạp chất có trong dầu.

Nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới Dầu Làm lạnh công nghiệp

Nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới Dầu Làm lạnh công nghiệp

Máy nén khí

Đối với các loại máy nén khí, người tiêu dùng cần phải duy trì áp suất dầu ở phạm vi cho phép. Nếu áp suất này vượt quá phạm vi đó đều gây ảnh hưởng xấu đến chế độ bôi trơn máy nén.

Các loại máy nén piston áp suất dầu vận hành dựa trên cơ sở áp suất hút vì bơm dầu hút từ cacte máy nén. Do đó, người ta cần phải xác định áp suất dầu của máy nén trục vít dựa trên cơ sở áp suất nén.

Điều đó giúp đảm bảo độ nhạy của rơ le bảo vệ áp suất dầu. Thông thường, phổ độ nhạy của rơ le dao động ở mức 30 – 45 giây, cực đại cho phép 60 giây. Toàn bộ thời gian điều chỉnh phụ thuộc vào tốc độ vận hành máy. Dựa theo nguyên tắc tốc độ cao thì việc điều chỉnh thời gian của rơ le phải ngắn để đảm bảo hiệu suất vận hành.

Máy nén dầu và nén ngược dòng

Đối với các loại máy nén thẳng phiên bản cũ, thời gian điều hành của rơ le dao động từ 60 tới 90 giây. Nguyên nhân vì loại máy này vận hành ở tốc độ khá chậm, thường là dưới 500 vòng/phút.

Ngược lại, các loại máy nén ngược dòng hiện đại có tốc độ khá cao. Thường tốc độ của trục đạt mức cực đại trên 1000 vòng/ phút. Do đó, rơ le phải vận hành ở mức từ 45 tới 60 giây tùy theo tốc độ vận hành.

Các loại máy nén trục vít áp suất dầu thường được căn cứ áp suất dựa trên áp suất nén của môi chất. Dựa vào đó, chúng ta có thể thấy rằng tốc độ máy tương quan tới độ trễ của rơ le bảo vệ. Tốc độ máy càng cao, rơ le vận hành càng ngắn. Nhất là trong các loại máy nén áp suất dầu.

Xem thêm:

Thành phần của Dầu Thủy lực gồm có những loại nào?

Tìm hiểu hai tiêu chuẩn về độ sạch của Dầu Thủy lực

Tìm hiểu các quy định chuẩn về lưu trữ Dầu Thủy lực

Một số tiêu chí khi lựa chọn Dầu Làm lạnh công nghiệp

– Đối với mỗi loại máy nén khác nhau thì hiệu quả của Dầu Làm lạnh công nghiệp cũng khác nhau. Đặc biệt, hiệu năng vận hành của dầu hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc và tải hoạt động của máy.

– Chất lượng dầu bôi trơn ảnh hưởng rất nhiều đến các loại máy móc công nghiệp. Trong đó, chỉ số độ nhớt động lực đóng vai trò quan trọng nhất. Độ nhớt cao quá hay thấp quá đều ảnh hưởng tới áp suất dầu. Nếu dầu không tốt, máy nén có thể ngừng vận hành do thiếu áp suất dầu.

Chú trọng thương hiệu của Dầu Làm lạnh công nghiệp

Chú trọng thương hiệu của Dầu Làm lạnh công nghiệp

– Chú trọng thương hiệu của Dầu Làm lạnh công nghiệp. Một số thương hiệu lớn vào thời điểm hiện tại là Shell, Castrol, PV Oil. Mỗi thương hiệu lại có một dòng sản phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Có thể nói rằng để lựa chọn Dầu Làm lạnh công nghiệp không quá dễ. Tuy nhiên, nếu xác định trên những tiêu chí chung thì việc lựa chọn sẽ trở nên đơn giản hơn. Điều quan trọng nhất là bạn cần lưu ý chất lượng và độ nhớt của dầu. Ngoài ra, nên thay dầu đúng thời hạn để tránh biến đổi dầu gây hại cho máy móc.

Trên đây là những thông tin về cách lựa chọn Dầu Làm lạnh công nghiệp. Hy vọng với bài viết này, quý bạn đọc đã có thể đưa ra chọn lựa phù hợp nhất!

5/5 - (2 bình chọn)

1471 views

Địa chỉ bán Dầu Bôi Trơn Chịu Nhiệt tại Hà Nội

Địa chỉ bán Dầu Bôi Trơn Chịu Nhiệt tại Hà Nội

02-10-2018
Dầu máy nén khí trục vít

Dầu máy nén khí trục vít: Tìm hiểu về loại dầu này

27-02-2024

Báo giá Toluen Dung Môi Metylbenzen Công Nghiệp 12/2024

10-03-2023
10 kinh nghiệm mua Dầu Castrol Alpha Sp 320 bạn nên biết

10 Kinh nghiệm mua Dầu Castrol Alpha Sp 320 bạn nên biết

31-03-2020

Vì sao mức giá dầu thô và Dầu Công nghiệp lại biến động?

27-04-2019

Tổng hợp các lỗi máy nén khí thường gặp và cách khắc phục sửa chữa

26-05-2015
Báo giá 10 loại Dầu Tuabin Castrol bán chạy nhất đầu 2020

Báo giá 10 loại Dầu Tuabin Castrol bán chạy nhất đầu 12/2024

03-04-2020
Dầu biến thế

Bảng báo giá Dầu Biến Thế Biến Áp mới nhất 12/2024

12-04-2021

Mỡ bôi trơn Công Nghiệp và những lưu ý khi sử dụng – bảo quản

03-07-2019

Dầu Công Nghiệp dành cho máy may thời hạn sử dụng của nó bao lâu?

13-08-2019
Báo giá dầu thủy lực 32, 46, 68 năm 2018

Báo giá dầu thủy lực 32, 46, 68 năm 2018

27-07-2018

Năm dụng cụ cần có để khắc phục sự cố tràn Dầu Thủy lực

27-04-2019

Dầu Nhớt Lạnh công nghiệp và một số thông tin cơ bản

19-03-2019

Dầu Công nghiệp là gì và phân loại dầu công nghiệp

20-03-2019
Báo giá Dầu Castrol Ô Tô Xe Máy mới nhất 2020

Báo giá Dầu Castrol Ô Tô Xe Máy mới nhất 12/2024

08-02-2020
Hướng dẫn chi tiết cách thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho máy móc cơ giới

Hướng dẫn chi tiết cách thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho máy móc cơ giới

16-07-2019
10 kinh nghiệm thay Dầu Castrol Cho Exciter 150 bạn nên biết

10 kinh nghiệm thay Dầu Castrol Cho Exciter 150 bạn nên biết

14-01-2020

Hướng dẫn sử dụng Dầu Bôi Trơn Khí Nén hiệu quả

12-10-2018

Tin Liên Quan