Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng có cần tái chế hay không?

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng có nên tái chế hay không? Đó là câu hỏi hóc búa đối với cả những nhà nghiên cứu lâu năm nhất. Vậy, Dầu Công nghiệp có nên được tái chế hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này để hiểu thêm về Dầu Công nghiệp nhé!

Tiềm năng cải tạo Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng là loại dầu bẩn và thường được thu mua bởi các nơi chuyên thu hồi phế liệu. Tuy nhiên, ít người tiêu dùng biết rằng Dầu Công nghiệp hoàn toàn có thể được cải tạo và tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Loại dầu này có cấu trúc bền vững nên rất có tiềm năng cải tạo.

Dầu công nghiệp đã qua sử dụng có thể tái chế lại

Dầu công nghiệp đã qua sử dụng có thể tái chế lại

Việc thu hồi hoặc tái xử lý có thể được sử dụng để sản xuất các chất lỏng bôi trơn chuyên dụng. Những phương pháp thu hồi Dầu Công nghiệp từ lượng dầu bẩn phổ biến nhất bao gồm chưng cất chân không, ly tâm và lọc đất sét. Tuy nhiên, tái xử lý thường không loại bỏ các chất phụ gia (thành phần đắt nhất của Dầu Công nghiệp). Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm đáng kể.

Việc cải tạo dòng Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng tất nhiên không thể tạo ra dầu chất lượng cao. Việc chuyển đổi Dầu Công nghiệp thải thành chất bôi trơn có thể tái sử dụng nên được đi kèm với thử nghiệm rộng rãi. Hơn nữa, cần đặc biệt chú trọng đối với việc lọc các hạt rắn trong phạm vi kích thước 5 đến 0,5 micron. Việc thử nghiệm để phân loại tiềm năng tái sử dụng của các vật liệu bôi trơn có nguồn gốc từ dòng dầu thải cũng là cần thiết.

Xem thêm:

Tìm hiểu về Dầu Thủy lực gốc khoáng

Có cần thiết sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ?

Quy trình thay Dầu Thủy lực an toàn và hiệu quả

Quy trình thu thập và phân chia Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng nên được coi là một nguồn tài nguyên quý giá hơn là một sự lãng phí. Giá trị của dầu đã sử dụng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của nó. Trong các trường hợp thực tiễn, giá trị của dầu được xác định theo mức độ ô nhiễm với nước, chất rắn và các chất lỏng khác.

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng nên được coi là một nguồn tài nguyên quý giá hơn là một sự lãng phí

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng nên được coi là một nguồn tài nguyên quý giá hơn là một sự lãng phí

Chất lượng của Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng càng cao thì càng có giá trị và càng có nhiều lựa chọn tái chế. Phân tách chất lượng hoặc phân loại dòng khác nhau là một giải pháp tái chế dầu tốt nếu có thể.

Tuy nhiên, khi thu thập và phân chia Dầu Công nghiệp để tái chế, người tiêu dùng cần phải phân loại chúng theo đúng đặc tính và thông số kỹ thuật. Điều đó sẽ đảm bảo khả năng vận hành của dầu sau khi trải qua quá trình tái chế thông thường.

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng của Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng bằng cách dùng polyme, màng keo tụ hoặc phương pháp lắng trọng lực. Tuy nhiên, nếu trộn một loại Dầu Công nghiệp chất lượng cao với một lượng dầu có chất lượng thấp thì hỗn hợp còn lại sẽ có giá trị thấp hơn tổng của hai lượng Dầu Công nghiệp kể trên.

Các phương pháp tái chế Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng

Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng hoàn toàn có thể được tái chế nhờ những phương pháp hiện đại nhất. Các phương pháp này không chỉ giúp bảo tồn cấu trúc của Dầu Công nghiệp mà còn nâng cao chất lượng dầu sau khi tái chế.

Hiện nay, có hai phương pháp tái chế Dầu Công nghiệp thường được sử dụng. Đó là phương pháp tái cấu trúc và phương pháp lọc chưng cất. Ưu điểm của những phương pháp này đều là tái tạo được khoảng 90% cấu trúc dầu, loại bỏ các vật chất có trong dầu. Tuy nhiên, giá thành của chúng cũng khá đắt đỏ.

Phương pháp tái cấu trúc

Tái cấu trúc là một trong những phương pháp xử lý Dầu Công nghiệp thải đã qua sử dụng tốt nhất vào thời điểm hiện tại. Ưu điểm của phương pháp này là xử lý triệt để kết cấu dầu, loại bỏ những chất gây hại cũng như gia tăng hiệu quả sử dụng của dầu sau khi thực hiện quá trình tái cấu trúc.

Phương pháp tái cấu trúc có thể được sử dụng để xử lý hầu hết các loại Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng, bất kể mức độ ô nhiễm ở tháng nào. Quá trình tinh chế lại bao gồm các quá trình tách (chưng cất), sau đó là quá trình hydrotreating (phản ứng với hidro ở nhiệt độ và áp suất cao với sự có mặt của chất xúc tác) để tiêu diệt các chất gây ô nhiễm còn lại trong kết cấu dầu.

Phương pháp lọc chưng cất

Lọc và chưng cất là hai cách để tái sử dụng Dầu Công nghiệp đã qua sử dụng. Với phương pháp lọc, người ta thường sử dụng các loại màng lọc có kích thước vi mô để thực hiện quá trình lọc bỏ cặn bẩn tích tụ trong dầu theo thời gian sử dụng. Chất liệu làm màng lọc có thể là từ các loại xenlulozơ, màng lọc tổng hợp hoặc nhân tạo tùy theo mức phí thực hiện lọc chưng cất.

Chưng cất là cách để ngưng tụ lượng dầu có độ tinh khiết cao hơn. Nếu như lọc chỉ có tác dụng loại bỏ cặn bẩn và các hạt vật chất, chưng cất giúp Dầu Công nghiệp tách nước, tách hóa chất và dung môi. Những loại chất gây bẩn này thường được dùng nhập vào cấu trúc Dầu Công nghiệp khi vận hành, nên việc tách ra là hoàn toàn cần thiết để tái sử dụng dầu cho các mục đích khác nhau.

Xem thêm:

Sự cố Dầu Thủy lực- Nguyên nhân và cách khắc phục

Dầu thủy lực Buhmwoo- Những tính năng và ứng dụng nổi bật

Dầu Thủy lực chống mài mòn giúp bảo vệ hệ thống thủy lực tối ưu

Kết luận – Dầu Công nghiệp nên được tái chế hay không?

Dầu Công nghiệp là sản phẩm vô cùng cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người. Mỗi ngày, cùng với lượng dầu được đưa vào sử dụng là hàng ngàn tấn dầu thải bị xả ra môi trường. Điều này gây mất cân bằng môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái của con người.

Dầu Công nghiệp là sản phẩm vô cùng cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người

Dầu Công nghiệp là sản phẩm vô cùng cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người

Chính vì thế, các nhà khoa học đã phát minh ra những cách để tái chế Dầu Công nghiệp. Việc tái chế và tái sử dụng Dầu Công nghiệp là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ môi trường, giảm chi phí tiêu hủy cũng như thay dầu trong thời gian nhất định. Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là lựa chọn phương pháp và địa chỉ tái chế phù hợp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về các phương pháp tái chế Dầu Công nghiệp. Hy vọng rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi hóc búa rằng Có nên tái chế Dầu Công nghiệp hay không!

5/5 - (2 bình chọn)

466 views

Bảng báo giá Hóa chất công nghiệp mới nhất 2021

Bảng báo giá Hóa chất công nghiệp mới nhất 3/2024

09-06-2021

Một số gợi ý dầu bôi trơn chất lượng cho hệ thống nén lạnh

25-01-2019

Dầu máy nén khí và chức năng của dầu máy nén khí

14-01-2015
Lời khuyên của chuyên gia khi lựa chọn dầu Total cho động cơ

Lời khuyên của chuyên gia khi lựa chọn Dầu Total Cho Động Cơ

24-02-2021

Dầu Truyền động và những đặc trưng cơ bản của Dầu Truyền động

27-04-2019
dầu động cơ

Top 10 suy nghĩ mơ hồ về dầu động cơ

23-07-2014
Bao lâu thì nên thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho hệ thống thủy lực?

Bao lâu thì nên thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho hệ thống thủy lực?

30-07-2019
dầu phanh

Bảng giá Dầu Phanh Ô Tô Đại Lý chính hãng 3/2024

31-01-2023

12 câu hỏi về dầu nhớt mà bạn cần quan tâm

11-07-2014
PlaceholderThumbnail

Cung cấp sản phẩm dầu mỡ công nghiệp

13-05-2014
Khái niệm và chức năng của Dầu Bôi Trơn

Khái niệm và chức năng của Dầu Bôi Trơn Lubricating oil

15-09-2018
Top 03 loại Dầu Thủy Lực Giá Rẻ Castrol đáng dùng nhất 2019

Top 03 loại Dầu Thủy Lực Giá Rẻ Castrol đáng dùng nhất 2020

08-08-2019
Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

26-10-2019
Một số lưu ý khi sử dụng Dầu bôi trơn đồng hồ

Một số lưu ý khi sử dụng Dầu bôi trơn đồng hồ

04-10-2018
Thay dầu cầu ô tô và những điều bạn cần biết

Thay Dầu Cầu Ô Tô và những điều bạn cần biết

11-01-2021

Top 5 địa chỉ bán Dầu thủy lực uy tín nhất hiện nay

28-12-2018
Dầu Thủy lực 32, 46, 68 giá rẻ ở đâu Hà Nội

Dầu Thủy lực 32, 46, 68 giá rẻ ở đâu Hà Nội

27-07-2018
Mở hàng ngay 03 loại Dầu Bánh Răng Công Nghiệp giá rẻ nhất đầu 2020

Mở hàng ngay 03 loại Dầu Bánh Răng Công Nghiệp giá rẻ nhất đầu 2020

02-01-2020

Tin Liên Quan