Có cần thiết sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ?

Xe nâng hạ là một trong những phương tiện di chuyển phổ biến đối với các nhà máy, xí nghiệp, kho lưu trữ quy mô lớn. Nhiệm vụ của loại xe này là nâng, hạ và di chuyển hàng hóa vào các vị trí nhất định trong không gian dựa trên sự hoạt động của hệ thống thủy lực và piston nâng hạ. Chính vì thế, việc sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ là vô cùng cần thiết.

Dầu Thủy lực dành cho xe nâng hạ là gì?

Dầu Thủy lực dành cho xe nâng hạ là sản phẩm dầu nhớt được pha chế từ dầu khoáng hóa thạch kết hợp cùng với các loại phụ gia. Tất cả thành phần được kết hợp theo một công thức nhất định nhằm hoàn thiện khả năng chống oxy hóa, chống han gỉ và chống ăn mòn cho động cơ.

Tính năng nổi bật của loại dầu này là khả năng bôi trơn, giảm thiểu áp lực và ma sát hiệu quả. Sử dụng Dầu Thủy lực là giải pháp hỗ trợ tối đa cho quá trình truyền tải năng lượng, giảm thiểu hao mòn và duy trì sự hoạt động của hệ thống thủy lực cho xe nâng.

Dầu Thủy lực dành cho xe nâng hạ là gì?

Dầu Thủy lực dành cho xe nâng hạ là gì?

Với thành phần từ dầu nền và các loại phụ gia, Dầu Thủy lực dùng cho xe nâng hạ có tác dụng chính là giữ cho áp lực ma sát ở một mức độ hợp lý nhằm duy trì lực đẩy đòn kích nâng. Một số loại Dầu Thủy lực hiện đại còn có chức năng làm mát và làm sạch tự động. Trong quá trình vận hành máy, dầu sẽ hỗ trợ rửa trôi cặn bẩn hay gỉ vụn kim loại giúp các chi tiết máy luôn sạch sẽ để vận hành tối ưu.

Khi sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ, người tiêu dùng cần chú trọng kiểm tra và thay dầu định kỳ để tránh tình trạng ăn mòn hệ thống thủy lực gây giảm công suất máy móc. Thời gian thay dầu nên dao động từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo tuổi thọ và khả năng vận hành cho hệ thống thủy lực.

Xem thêm:

Mách bạn cách phân biệt Dầu Thủy lực thật và giả đơn giản nhất

Tìm hiểu tầm quan trọng của phụ gia đối với Dầu Thủy lực

Vì sao Dầu Thủy lực cần có khả năng tách nước tốt

Đặc tính của Dầu Thủy lực dùng cho xe nâng hạ

Dầu Thủy lực dành cho xe nâng hạ là loại dầu thủy lực được điều chế với công thức tối tân nhằm giảm thiểu ma sát, hạn chế nhiệt lượng phát sinh và duy trì hoạt động của hệ thống thủy lực. Hiện nay, loại dầu này đang được sử dụng phổ biến vì những đặc tính ưu việt.

Đặc tính của Dầu Thủy lực dùng cho xe nâng hạ

Đặc tính của Dầu Thủy lực dùng cho xe nâng hạ

– Khả năng chống tạo bọt và giảm thiểu tình trạng tạo bọt khi vận hành các bơm thủy lực hay piston.

– Khả năng chống phân hủy tối ưu giúp bảo vệ hệ thống trước các tác động từ bên ngoài như ma sát, nhiệt độ và hóa chất.

– Dầu thủy lực có khả năng kháng nước tối ưu giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay phân tách dầu thành nhũ tương gây ảnh hưởng tới chi tiết máy.

– Thành phần gồm các loại phụ gia chống mài mòn duy trì sự bền bỉ của các chi tiết máy.

– Độ sạch và nguyên chất lên đến 99% giúp hạn chế sự xuất hiện của các loại cặn bẩn, bụi hay nước, từ đó nâng cao hiệu suất vận hành của máy móc thủy lực.

Một số tiêu chí lựa chọn Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ

Để đảm bảo hiệu suất vận hành của các loại xe nâng hạ, người tiêu dùng nên chọn mua các loại Dầu Thủy lực chuyên dụng dựa trên các tiêu chí cơ bản như: điều kiện sử dụng, khí hậu môi trường, tính năng và thương hiệu.

Một số tiêu chí lựa chọn Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ

Một số tiêu chí lựa chọn Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ

– Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm với 4 mùa riêng biệt. Điều kiện khí hậu tại Việt Nam luôn thiên về khô và nóng. Vì thế, đối với xe nâng hạ, người dùng cần chú trọng khả năng kháng nước của dầu thủy lực. Dầu kháng nước tốt sẽ hạn chế tình trạng nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn giúp xe luôn hoạt động tối ưu.

– Điều kiện sử dụng: Xe nâng hạ là các loại xe sử dụng hệ thống thủy lực để nâng hạ vật nặng. Trong quá trình vận hành, các động cơ và máy móc thủy lực của xe phải luôn luôn hoạt động với công suất lớn. Sự ma sát giữa các chi tiết máy sinh ra nhiệt lượng cao gây ảnh hưởng đến tuổi thọ hệ thống. Chính vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt ISO VG 32, 46 và 68 để giảm ma sát và tăng khả năng vận hành của máy móc.

– Thương hiệu: Trên thị trường hiện nay có một số thương hiệu Dầu Thủy lực phổ biến bao gồm Shell, Castrol, Total, Mobil và Caltex. Các sản phẩm đến từ những thương hiệu này luôn được đảm bảo về chỉ số độ nhớt, độ đặc, hàm lượng thành phần và các tính năng cơ bản. Lựa chọn các sản phẩm đến từ các nhà sản xuất uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng dầu thủy lực cho xe nâng.

– Các tính năng cơ bản: Bên cạnh khả năng bôi trơn, người tiêu dùng nên xem xét một số tính năng cơ bản của Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ. Hiện nay, với sự bổ sung các chất phụ gia đa dạng, Dầu Thủy lực có một số tính năng cơ bản như chống oxy hóa, chống han gỉ, chống mài mòn và chống nhiễm khuẩn. Tùy theo từng loại máy mà bạn nên đưa ra lựa chọn phù hợp.

Xem thêm:

Dầu thủy lực và gì và có mấy loại dầu thủy lực

Top 5 địa chỉ bán Dầu thủy lực uy tín nhất hiện nay

6 lý do Tin dùng và chọn mua Dầu thủy lực Shell

Lưu ý khi sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ

Các loại Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ đều có một số thành phần gây cháy như carbon monoxide (CO) và carbon dioxide (CO2). Người tiêu dùng cần tránh bảo quản dầu bên cạnh các nguồn nhiệt hoặc hóa chất dễ phát nổ.

Trong bảng thành phần của Dầu Thủy lực còn có một số chất chống oxy hóa như hydrogen peroxide, bromine và chromic acid nguy hiểm với sức khỏe con người. Do đó, trong quá trình vận hành, người tiêu dùng cần trang bị đầy đủ các loại trang bị bảo hộ để đảm bảo an toàn.

– Bảo quản Dầu Thủy lực ở những nơi thoáng mát, khô ráo, hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời hay các nguồn nhiệt trực tiếp.

– Trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng cần thay Dầu Thủy lực nếu phát hiện tình trạng dầu đổi màu, dầu loãng hoặc xuất hiện các cặn bẩn.

Sử dụng Dầu Thủy lực cho xe nâng hạ là vô cùng cần thiết để duy trì sự vận hành ổn định và bền bỉ của hệ thống thủy lực trong cấu trúc xe. Để tìm hiểu thêm các loại dầu thủy lực khác, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty qua website để được tư vấn chi tiết hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

1362 views

Top 5 loại dầu cầu ô tô 140 bán chạy nhất 2021

Top 5 loại dầu cầu ô tô 140 bán chạy nhất 6/2025

19-01-2021
Dầu Bánh Răng Công Nghiệp PV Oil và những điều bạn cần biết

Dầu Bánh Răng Công Nghiệp PV Oil và những điều bạn cần biết

24-12-2019

Dầu thủy lực 32, 46, 68 là gì? Cách lựa chọn loại dầu thủy lực thích hợp nhất cho máy móc để đạt hiệu quả cao nhất?

23-05-2017
Bật mí bí quyết chọn dầu cắt gọt kim loại total chuẩn

Bật mí bí quyết chọn dầu cắt gọt kim loại total chuẩn

31-07-2018
Top 05 loại Dầu Thủy Lực Giá Rẻ chất lượng tốt nhất được phân phối tại Thành Tây

Top 05 loại Dầu Thủy Lực Giá Rẻ chất lượng tốt nhất 2020

29-09-2019

Mỡ Công nghiệp là gì? Dùng Mỡ Công nghiệp có nên hay không?

27-04-2019
Dầu Công Nghiệp là gì? Từ A đến Z những điều cần biết về dầu công nghiệp

Dầu Công Nghiệp là gì? Từ A đến Z những điều cần biết về dầu công nghiệp

22-10-2019

Chỉ số độ nhớt động học của Dầu Công nghiệp có thể giảm hay không?

27-04-2019
Top 3 loại Dầu Công Nghiệp Total được ưa chuộng nhất 2021

Top 3 loại Dầu Công Nghiệp Total được ưa chuộng nhất 6/2025

22-03-2021

Tìm hiểu về dầu thủy lực

14-05-2014
05 thông số đặc trưng của Dầu Thủy Lực Giá Rẻ có thể bạn chưa biết

05 thông số đặc trưng của Dầu Thủy Lực Giá Rẻ có thể bạn chưa biết

08-09-2019

Phân loại và các ứng dụng cơ bản của Mỡ bôi trơn Công nghiệp

03-07-2019

Dầu Thủy lực chống cháy- 4 gợi ý hàng đầu cho người tiêu dùng

25-01-2019

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng dầu thủy lực đang sử dụng

12-01-2015

Bảng giá Dầu Thắng Castrol Chính Hãng đại lý gần đây 6/2025

27-03-2023
Top 03 loại Dầu Bánh Răng Công Nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Top 03 loại Dầu Bánh Răng Công Nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay

28-11-2019

Vì sao mức giá dầu thô và Dầu Công nghiệp lại biến động?

27-04-2019
Top 05 loại Dầu Máy May Công Nghiệp bán chạy nhất tại Thành Tây

Top 05 loại Dầu Máy May Công Nghiệp bán chạy nhất tại Thành Tây

10-01-2020

Tin Liên Quan