Nguy hại khôn lường từ việc không thay Dầu Thủy lực thường xuyên

Khi sử dụng Dầu Thủy lực cho máy móc, bên cạnh công đoạn vận hành và bảo quản, người tiêu dùng nên chú trọng đến các hướng dẫn vệ sinh và đổi dầu định kỳ. Việc thay Dầu Thủy lực nếu không được thực hiện đều đặn sẽ gây nên những tác hại khôn lường cho hệ thống thủy lực.

Một số công dụng chính yếu của Dầu Thủy lực

Dầu Thủy lực là loại dầu nhớt bôi trơn đa dụng có công dụng kép đối với hệ thống thủy lực. Tác dụng chủ yếu và quan trọng nhất của dầu thủy lực đối với các hệ thống thủy lực là bôi trơn.

Dầu Thủy lực có công dụng gì?

Dầu Thủy lực có công dụng gì?

– Trong quá trình vận hành, những bộ phận quan trọng gồm piston, ổ trục, bánh răng thường xuyên phải tiếp xúc với lực ma sát lớn làm tăng hao mòn và giảm năng suất hệ thống. Nếu không được bảo vệ, máy móc rất nhanh hư hỏng.

Sử dụng Dầu Thủy lực đối với những chi tiết máy này sẽ tạo thành lớp đệm trơn bao phủ lấy bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết. Phân tử dầu hỗ trợ bôi trơn giúp chuyển động hệ thống nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Về lâu dài, các loại dầu dành cho hệ thống thủy lực còn có khả năng kéo dài thời gian sử dụng và nâng cao năng suất vận hành cho máy móc.

Dầu Thủy lực đóng vai trò điều hòa nhiệt độ bên trong các chi tiết máy. Khi vận hành, sự ma sát và quá trình đốt cháy năng lượng sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn. Dầu, với khả năng luân chuyển liên tục qua mọi chi tiết máy, giúp tưới nguội và điều hòa nhiệt độ. Từ đó, giảm nguy cơ quá nhiệt động cơ hay cháy piston.

– Nguyên lý hoạt động của dầu thủy lực là tạo lớp đệm bao bọc bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết với nhau. Lớp đệm này che lấp các khe hở giữa piston và thành xi lanh nhằm hạn chế sự phát sinh áp suất khi đốt cháy nhiên liệu. Nhờ khả năng làm kín đó, dầu giúp giảm hao tốn phát sinh nhiên liệu, tiết kiệm cho hệ thống.

Dầu Thủy lực sử dụng cho các chi tiết máy thường được luân chuyển qua nhiều bộ phận khác nhau. Lượng dầu này có khả năng rửa sạch và cuốn trôi các loại cặn bẩn sinh ra từ quá trình ma sát hay đốt cháy năng lượng.

– Hầu hết các chi tiết máy đều được làm bằng kim loại với khả năng mài mòn, han gỉ cao. Sử dụng Dầu Thủy lực là giải pháp hàng đầu ngăn chặn tình trạng oxy hóa dẫn đến han gỉ, giúp các chi tiết máy luôn bền bỉ với thời gian.

Xem thêm:

Top 9 loại Dầu công nghiệp nào dùng cho máy ép nhựa

TOp 10 loại dầu thủy lực tốt nhất dùng cho máy ép nhựa?

Top 5 loại dầu công nghiệp bán chạy nhất năm 2018

Có cần thay dầu thủy lực định kỳ?

Nguyên lý hoạt động của Dầu Thủy lực trong hệ thống máy móc là lưu thông theo một chu kỳ tuần hoàn khép kín, từ đó duy trì sự vận hành của các loại máy móc thủy lực. Dầu đi từ điểm đầu của máy đến điểm cuối, sau đó đến khoang chứa và lặp lại quỹ đạo riêng để không ngừng bôi trơn và làm mát cho hệ thống. Hơn thế nữa, các tính năng của Dầu Thủy lực giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, chống các tác nhân gây han gỉ, mài mòn kim loại, tăng tuổi thọ sử dụng của máy móc.

Có cần thay dầu thủy lực định kỳ?

Có cần thay dầu thủy lực định kỳ?

Trong quá trình sử dụng, Dầu Thủy lực sẽ bị biến chất do các tác động từ nhiệt lượng, ma sát và tạp nhiễm. Dầu khoáng và phụ gia sẽ bị tiêu hao sau mỗi chu kỳ tuần hoàn, làm giảm tính năng bôi trơn và bảo vệ. Chính vì thế, việc thay thế dầu định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Thực hiện thay dầu giúp bạn tăng năng suất vận hành của hệ thống, giảm tiêu hao năng lượng và tiết kiệm chi phí.

Tác hại của việc không thay Dầu Thủy lực định kỳ

Dầu Thủy lực là loại dầu bôi trơn tổng hợp thường được sử dụng cho các chi tiết máy trong hệ thống thủy lực. Trong quá trình sử dụng, cách một khoảng thời gian nhất định, người tiêu dùng cần phải thực hiện kiểm tra và thay mới Dầu Thủy lực định kỳ. Dầu cũ nếu không được làm sạch kịp thời sẽ gây ra những tác hại nhất định đối với hệ thống thủy lực

Máy móc có nguy cơ bị hỏng nếu không thay Dầu Thủy lực định kỳ

Máy móc có nguy cơ bị hỏng nếu không thay Dầu Thủy lực định kỳ

– Sau một khoảng thời gian nhất định, chỉ số độ nhớt kỹ thuật của dầu sẽ giảm xuống làm giảm ma sát trên các bề mặt của chi tiết máy. Lúc này, áp lực tác động lên hệ thống sẽ tăng lên do không được bôi trơn đúng cách. Động cơ sẽ phải chịu tải nặng hơn gây ra những âm thanh lớn và làm giảm năng suất của dây chuyền.

– Hệ phụ gia của dầu sẽ bị oxy hóa và bay hơi sau một thời gian sử dụng. Sự mất chất trong dầu gây suy giảm khả năng bôi trơn và chống mài mòn. Loại dầu đã biến chất này nếu không được làm sạch sẽ sinh ra các cặn bẩn mài mòn chi tiết máy gây tiêu hao năng lượng.

– Một trong những công dụng của Dầu Thủy lực là làm sạch, do đó, trong dầu luôn xuất hiện một lượng vật chất bẩn nhất định như gỉ sắt, bụi bẩn, đất cát… Qua thời gian, số lượng những chất này gia tăng nhanh chóng gây biến chất Dầu Thủy lực. Khi vận hành, các chất rắn ma sát gây nên sự gia tăng áp lực khiến các chi tiết máy bị mài mòn nhanh chóng.

– Trong hệ thống, sự luân chuyển Dầu Thủy lực có tác dụng tưới nguội nhằm hạ nhiệt lượng phát sinh. Dầu đã qua sử dụng thường bị mất các chất phụ gia làm suy giảm khả năng thoát nhiệt. Dầu nóng liên tục sẽ gây nên tình trạng quá nhiệt cho hệ thống thủy lực.

Xem thêm:

Thời điểm sử dụng Dầu công nghiệp tốt nhất

Những loại máy móc nào cần sử dụng Dầu công nghiệp

Cách chọn dầu công nghiệp phù hợp với điều kiện môi trường

Đối với các loại máy móc vận hành tải nhẹ và trung bình, trong điều kiện môi trường không quá khắc nghiệt, thời gian thay dầu thủy lực có thể tăng lên thêm tùy theo tình trạng biến chất của dầu.

Ngược lại, những hệ thống thủy lực chịu tải nặng được lắp đặt tại những vị trí nóng, ẩm và luôn vận hành với công suất tối đa phải được thay thế dầu định kỳ nhanh chóng hơn. Thời gian khuyến cáo đối với các loại máy móc này là từ 2 đến 3 tháng một lần.

Nhìn chung, Dầu Thủy lực cần phải được thay thế định kỳ ít nhất là 6 tháng một lần. Trong trường hợp bắt buộc không thể thay thế dầu, người tiêu dùng cần làm sạch toàn bộ hệ thống thủy lực bằng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Chú trọng công đoạn làm sạch hệ thống và thay Dầu Thủy lực định kỳ sẽ giúp các máy móc của bạn hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

502 views

Dầu bị rò rỉ sẽ làm ướt các chi tiết dưới gầm xe

Sự cố liên quan đến dầu hộp số

09-07-2014
Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Cắt Gọt Kim Loại đáng mua nhất 2020

Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Cắt Gọt Kim Loại đáng mua nhất 2020

03-01-2020
Khái niệm và chức năng của Dầu Bôi Trơn

Khái niệm và chức năng của Dầu Bôi Trơn Lubricating oil

15-09-2018
Dầu Bánh Răng Shell được sử dụng cho những loại máy móc nào?

Dầu Bánh Răng Shell được sử dụng cho những loại máy móc nào?

11-12-2019

Mua dầu truyền nhiệt ở đâu chất lượng tốt, giá thành rẻ?

08-11-2018

Cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cách sử dụng Dầu Bánh răng

27-04-2019
Dầu động cơ Shell

Bảng báo giá Dầu động cơ Shell mới nhất 7/2024

27-04-2021

Tìm hiểu loại Dầu công nghiệp cho máy ép nhựa

28-12-2018
Top 05 loại Dầu Thủy Lực Castrol 46 giá rẻ nhất 2020

Top 05 loại Dầu Thủy Lực Castrol 46 giá rẻ nhất 7/2024

04-03-2020

Khái niệm chung về dầu thủy lực

12-01-2015
Địa chỉ mua Dầu thủy lực giá rẻ Total Azola ZS uy tín nhất tại Hà Nội

Địa chỉ mua Dầu thủy lực giá rẻ Total Azola ZS uy tín nhất tại Hà Nội

21-09-2019

Vì sao mức giá dầu thô và Dầu Công nghiệp lại biến động?

27-04-2019
Dầu thủy lực 100

Bảng báo giá Dầu thủy lực 100 mới nhất 7/2024

17-03-2021
10 kinh nghiệm mua Dầu Castrol Alpha Sp 320 bạn nên biết

10 Kinh nghiệm mua Dầu Castrol Alpha Sp 320 bạn nên biết

31-03-2020

Quy trình thay Dầu cầu Hộp số – Dầu Công nghiệp cho động cơ xe ô tô

24-07-2019

Phân loại và các ứng dụng cơ bản của Mỡ bôi trơn Công nghiệp

03-07-2019
Hướng dẫn chi tiết cách thay Dầu Castrol Cho Exciter 150 ngay tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách thay Dầu Castrol Cho Exciter 150 ngay tại nhà

15-01-2020

Dầu thủy lực

21-07-2014

Tin Liên Quan