Dầu máy nén lạnh: Giải pháp tối ưu cho hệ thống làm lạnh nén khí hiện đại

Với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, các loại máy nén lạnh đã trở nên vô cùng quen thuộc với cuộc sống con người qua những thiết bị như tủ lạnh, tủ đông hay điều hòa không khí. Để duy trì quá trình vận hành máy nén lạnh, việc lựa chọn loại dầu máy nén lạnh chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu những đặc tính nổi bật của loại dầu này.

Dầu máy nén lạnh là gì?

Dầu máy nén lạnh là một trong những sản phẩm dầu công nghiệp chuyên dụng dành cho các loại máy nén lạnh, hệ thống cấp đông, làm lạnh cục bộ hoặc tổng thể cho khu vực như sân băng, khu chế xuất thực phẩm, khu công nghiệp…

Thế nào là dầu máy nén lạnh

Thế nào là dầu máy nén lạnh

Thành phần chính của dầu máy nén lạnh là dầu khoáng gốc prafin tinh chế cùng các hỗn hợp phụ gia chứa chất chống đông, chất cấp ẩm, chất chống mài mòn và oxy hóa. Sử dụng dầu máy nén lạnh là giải pháp tối ưu giúp gia tăng khả năng vận hành và bảo vệ các chi tiết máy của hệ thống làm lạnh. Vị trí ứng dụng sản phẩm phổ biến là các xylanh, bộ phận truyền động hoặc bánh răng chịu lực của các loại máy nén lạnh.

Hiện nay, hầu hết các loại dầu máy nén lạnh đều được sản xuất theo công thức hiện đại nhằm tương thích với các môi trường làm lạnh phổ biến như CFC, HCFC, HC, HFC, NH3, CO2 với hiệu quả bôi trơn tối ưu và không ảnh hưởng đến quá trình hạ nhiệt độ khi làm lạnh.

Xem thêm:

Những loại máy móc nào cần sử dụng Dầu công nghiệp

Thời điểm sử dụng Dầu công nghiệp tốt nhất

Top 5 loại dầu công nghiệp bán chạy nhất năm 2018

Một số ưu điểm của dầu máy nén lạnh

Trong công nghiệp làm lạnh, sử dụng dầu máy nén lạnh mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích trực quan về khả năng làm sạch, bôi trơn, bảo dưỡng và tăng năng suất vận hành của hệ thống nén lạnh.

– Dầu máy nén lạnh có khả năng kiểm soát quá trình tạo cặn dầu, gỉ sắt hay cặn bùn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa hoặc nhiễm khuẩn dầu. Từ đó, dầu máy giảm thiểu hư hại do quá trình làm lạnh gây ra và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống làm lạnh.

– Các sản phẩm dầu máy nén lạnh có độ tinh khiết cao cùng khả năng lọc tách nước, dẫn thoát lưu khí và chống tạo bọt giúp duy trì tình trạng cân bằng cho hệ thống. Độ nhớt của dầu tương đối cao giúp dầu bám dính tốt vào các chi tiết máy và tránh hiện tượng bay hơi.

Dầu máy nén lạnh có đặc điểm gì?

Dầu máy nén lạnh có đặc điểm gì?

– Dầu máy nén lạnh có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe về độ nhớt chuyên biệt dành cho các dàn lạnh khác nhau. Điểm kết tinh và nhiệt độ rót chảy của dầu thấp giúp duy trì sự linh động khi sử dụng, chống tạo thành cặn sáp duy trì tình trạng nguyên bản với giàn bay hơi giúp giảm thiểu chi phí kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế định kì.

– Không những thế, tương tự các loại dầu công nghiệp phổ biến, dầu máy nén lạnh cũng có tính năng chống oxy hóa vượt trội giúp ngăn chặn tình trạng đặc hóa và hình thành cặn bẩn nhằm duy trì độ tinh khiết tối đa của dầu. Với đặc tính này, người dùng hoàn toàn có thể lưu trữ dầu máy nén lạnh trong thời gian dài mà không sợ làm giảm chất lượng dầu.

– Bên cạnh đó, các loại dầu máy nén lạnh chất lượng cao thường có khả năng chống phát sinh nhiệt trong quá trình ma sát và hạn chế tiêu hao năng lượng dư thừa khi máy vận hành. Sử dụng máy nén lạnh giúp giảm thiểu chi phí duy trì hệ thống làm lạnh một cách tối ưu nhất.

Quy trình thay thế dầu máy nén lạnh khoa học

Sau một thời gian nhất định sử dụng, dầu máy nén lạnh sẽ bị nhiểm bẩn và giảm thiểu hiệu năng bôi trơn khi ma sát. Thông thường, khoảng 6 tháng một lần, bạn nên kiểm tra và thay thế dầu máy nén lạnh để duy trì năng suất vận hành của máy móc. Quy trình thay thế dầu máy nén lạnh tương đối đơn giản và dễ thực hiện, tuy vậy, bạn phải tuân thủ theo những bước cơ bản sau:

– Trước khi thực hiện thay dầu máy nén lạnh, công đoạn đầu tiên cần thực hiện là xả toàn bộ dầu cũ ra khỏi khoang chứa dầu của hệ thống tuần hoàn. Khi thực hiện thao tác này, bạn phải dừng hoàn toàn mọi hoạt động của máy nén lạnh để đảm bảo an toàn.

Phần dầu thải sẽ đi qua bể chứa dầu giãn nở và các đường ống dẫn để chảy ra bể dầu thải. Đối với phần dầu này, bạn không thể tái sử dụng để vận hành máy móc. Do đó, khi dầu vào bể thải, rút hết các phin lọc hoặc đường ống dẫn cong để dầu chảy hết sẽ tốt cho cấu trúc máy hơn.

Sau khi dầu cũ đã chảy khỏi các đường ống, bạn cần thực hiện kiểm tra và vệ sinh toàn bộ phần bể chứa dầu, đặc biệt là phần đáy nơi lắng đọng các cặn bẩn, mạt gỉ sắt… Nếu phần dầu cũ không được thải hết khỏi đường ống, các chất bẩn còn lại sẽ gây nhiễm bẩn cho dầu máy nén lạnh mới và giảm thiểu khả năng vận hành của hệ thống.

Quy trình sản xuất dầu máy nén lạnh

Quy trình sản xuất dầu máy nén lạnh

– Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống, trước khi đổ dầu mới, bạn cần kiểm tra các vị trí như bể chứa dầu, bể giãn nở, van xả, phin lọc dầu cùng hệ thống bơm và ống dẫn. Tất cả những bộ phận này cần phải luôn sạch sẽ và khô ráo.

– Dầu máy nén lạnh sẽ được bơm trực tiếp vào khoang chứa thông qua hệ thống dẫn lưu dầu tương đối hiện đại nhằm hạn chế sơ suất. Trong quá trình bơm, người dùng cần mở các van thông gió và thường xuyên kiểm tra độ ổn định bằng máy đo áp suất để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

TOp 10 loại dầu thủy lực tốt nhất dùng cho máy ép nhựa?

Top 9 loại Dầu công nghiệp nào dùng cho máy ép nhựa

Top 05 thắc mắc việc sử dụng dầu thủy lực cho máy ép nhựa

Dầu máy nén lạnh là một trong những sản phẩm dầu công nghiệp được nhiều người tin dùng chọn lựa do những đặc điểm ưu việt về khả năng bôi trơn, giảm ma sát, chống oxy hóa và bảo vệ tối ưu đối với các hệ thống máy nén lạnh. Hiện nay, các thương hiệu dầu máy nén lạnh đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, từ Total, Shell, Mobil hay PV Oil. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà quý bạn đọc nên lựa chọn các sản phẩm sao cho phù hợp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp ích cho bạn khi cân nhắc sử dụng dầu máy nén lạnh cho hệ thống làm lạnh của mình. Nếu có nhu cầu sử dụng dầu máy nén lạnh, quý bạn đọc vui lòng liên hệ daucongnghiep.vn để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

955 views

Dầu Thủy lực nào tốt cho máy in công nghiệp?

25-01-2019

Phân loại và các ứng dụng cơ bản của Mỡ bôi trơn Công nghiệp

03-07-2019
Mỡ đa dụng là gì?

Bảng báo giá Mỡ đa dụng mới nhất 12/2024

27-04-2021
Top 10 loại Dầu Bánh Răng Castrol tốt nhất 2020

Top 10 loại Dầu Bánh Răng Castrol tốt nhất 2020

31-01-2020

Hướng dẫn cách kiểm tra và thay mới Dầu Động cơ xe ô tô

27-04-2019
Phân loại dầu Total và tác dụng của từng loại

Phân loại Dầu Total và tác dụng của từng loại

11-03-2021

Dầu Tưới nguội và những thông tin bạn cần biết trước khi sử dụng

27-04-2019

Những loại Dầu Thủy lực phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

20-03-2019
Bật mí cách chọn dầu bôi trơn xe máy chính hãng và chất lượng

Bật mí cách chọn dầu bôi trơn xe máy chính hãng và chất lượng

06-09-2018
dầu silicon

Bảng giá Dầu Silicon Đại Lý gần nhất 12/2024

27-01-2023

Thuế nhập khẩu xăng dầu tăng vượt trần quy định cũ

08-01-2015
Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

Top 03 loại Dầu Công Nghiệp Chống Gỉ bán chạy nhất hiện nay

26-10-2019

Chi tiết quy trình thay dầu máy nén lạnh

21-12-2016
dầu động cơ

Top 10 suy nghĩ mơ hồ về dầu động cơ

23-07-2014

Hướng dẫn sử dụng Dầu Thủy Lực chi tiết đầy đủ 2020

14-07-2019

Dầu máy nén khí: đặc tính, định nghĩa, phân loại và công dụng

18-06-2015
Mách bạn mua được Dầu Thủy Lực Giá Rẻ chính hãng 100%

Mách bạn mua được Dầu Thủy Lực Giá Rẻ chính hãng 100%

03-09-2019
Dầu Thủy Lực 68 Giá Rẻ là gì? Top 03 Dầu Thủy Lực 68 Giá Rẻ tốt nhất hiện nay

Dầu Thủy Lực 68 Giá Rẻ là gì? Top 03 Dầu Thủy Lực 68 Giá Rẻ tốt nhất hiện nay

23-07-2019

Tin Liên Quan