Bảng giá Dầu Nhớt máy nén khí mới nhất 12/2024
Máy nén khí ngày nay được sử dụng đa dạng từ đời sống hàng ngày tới quy mô công nghiệp. Bạn có thể dễ dàng...
Dầu máy nén khí là một loại dầu chuyên dụng cho máy nén khí. Để hiểu được chức năng cơ bản của nó chúng ta cùng tìm hiểu qua về nguyên lý hoạt động của máy nén khí. Nhìn vào mô hình chúng ta nhận thấy răng dầu máy nén khí có chức năng bôi trơn giảm ma sát cho vòng bi như những dầu bôi trơn khác.
Phần trục vít chuyển động được ăn khớp lại với nhau hình quả dứa như vậy nó cần đến dầu bôi trơn giảm mài mòn tạo nên sự chuyển động êm ái. Vòng bi trục nén hoàn toàn nằm trong đầu nén nên cũng được bôi trơn bằng dầu máy nén khí. Một chức năng riêng biệt nữa đó là lấp các khoảng chống khe hở trục vít hỗ trợ cho việc nén khí của trục vít. Không những thế dầu còn là dung môi làm mát cho trục vít, nhiệt này phát sinh do hoạt động nén của cặp trục vít. Bản thân không khí thay đổi áp suất từ áp suất không khí nên áp suất làm việc của máy (thường từ 7kg/cm trở nên) cũng tạo ra nhiệt độ.
Dầu máy nén khí được phân loại như thế nào ?
Mặc dù có rất nhiều thương hiệu về dầu công nghiệp (dầu nhớt ) cũng như dầu máy nén khí. Mỗi hãng có một công loại dầu và đặc tính khác nhau hoặc gần giống nhau. Có nhiều cách để phân loại theo chỉ số nhớt hay các tiêu chuẩn, phụ gia…Về căn bản dầu công nghiệp được phân làm hai loại tùy vào gốc chiết suất ra nó.
1. Dầu có gốc tổng hợp
2. Dầu có gốc khoáng
Định nghĩa dầu gốc
Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học. Dầu gốc thông thường gồm có ba loại là: dầu thực vật, dầu khoáng và dầu tổng hợp.
Dầu thực vật chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Nó chủ yếu là phối trộn với dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp để đạt được một số chức năng nhất định. Nhưng ngày nay người ta thường sử dụng dầu khoáng hay dầu tổng hợp là chủ yếu. Với tính chất ưu việt như giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng và phong phú, dầu khoáng đã chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn, nhưng dầu tổng hợp cũng được quan tâm nhiều bởi tính chất ưu việt của nó.
Dầu gốc khoáng
Trước đây, thông thường người ta dùng phân đoạn cặn mazut là nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn gốc. Nhưng về sau này khi ngành công nghiệp nặng và chế tạo máy móc phát triển, đòi hỏi lượng dầu nhờn ngày càng cao và chủng loại ngày càng phong phú cũng như tiêu chuẩn về chất lượng ngày càng cao, nên người ta đã nghiên cứu tận dụng phần cặn của quá trình chưng cất chân không có tên gọi là cặn gudron làm nguyên liệu để sản xuất dầu nhờn gốc có độ nhớt cao. Tóm lại nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn gốc là cặn mazut và gudron.
Dầu nhờn tổng hợp
Dầu nhờn sản xuất từ dầu mỏ vẫn chiếm ưu thế do nó có những ưu điểm như: công nghệ sản xuất dầu đơn giản, giá thành rẻ. Nhưng ngày nay, để đáp ứng yêu cầu cao của dầu nhờn bôi trơn, người ta bắt đầu quan tâm đến dầu tổng hợp nhiều hơn. Dầu tổng hợp là dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ những hợp chất ban đầu, do đó nó có những tính chất được định ra trước. Nó có thể có những tính chất tốt nhất của dầu khoáng, bên cạnh nó còn có các tính chất khác đặc trưng như là: không cháy, không hòa tan lẫn trong nước.
Ưu điểm của dầu tổng hợp là có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng, có độ bền nhiệt lớn, có nhiệt độ đông đặc thấp, chỉ số độ nhớt cao… Chính những ưu điểm này mà dầu tổng hợp ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là trong các động cơ phản lực. Trong lĩnh vực máy nén khí dầu tổng hợp mang lại nhiều giá trị như cặn dầu được tách riêng thông qua lọc. Làm mát tốt hơn dầu bị già hóa được loại bỏ và chỉ việc bù dầu mới chứ không thay toàn bộ như dầu gốc khoáng. Và rất nhiều những tính năng vượt trội khác như chỉ số nhũ tương, bay hơi, oxy hóa…
Có hai phương pháp chính để phân loại dầu nhờn tổng hợp:
Phương pháp 1: dựa vào một số tính chất đặc thù để phân loại như: độ nhớt, khối lượng riêng.
Phương pháp 2: dựa vào bản chất của chúng.
Theo phương pháp 2 người ta chia dầu tổng hợp thành những loại chính sau: hydrocacbon tổng hợp, este hữu cơ, poly glycol, và este photphat. Bốn hợp chất chính này chiếm trên 40% lượng dầu tổng hợp tiêu thụ trên thực tế.
1629 views