Nhiễm bẩn Dầu Thủy lực- Nguyên nhân và biểu hiện

Trong quá trình vận hành, Dầu Thủy lực dễ bị nhiễm bẩn và biến chất do sự tác động từ các loại vật chất sinh ra khi máy móc hoạt động. Dầu nhiễm bẩn gây ra những tác hại khôn lường với hệ thống thủy lực. Do đó, người tiêu dùng cần nắm bắt các loại nhiễm bẩn cơ bản, nguyên nhân và biểu hiện để có cách xử trí kịp thời.

Các nguyên nhân gây nhiễm bẩn Dầu Thủy lực cơ bản

Ba loại nhiễm bẩn Dầu Thủy lực phổ biến bao gồm: nhiễm bẩn chất khí, nhiễm bẩn chất lỏng và nhiễm bẩn chất rắn. Mức độ nguy hiểm được xếp hạng từ cao đến thấp là nhiễm bẩn chất rắn đến nhiễm bẩn chất khí. Trong đó, Dầu Thủy lực có chứa các chất rắn thường gây nguy hiểm cho hệ thống thủy lực một cách nhanh chóng nhất.

Dầu Thủy lực bị nhiễm bẩn

Dầu Thủy lực bị nhiễm bẩn

– Nhiễm bẩn chất lỏng là quá trình biến đổi Dầu Thủy lực do sự xâm thực của các thành phần chất lỏng như hơi nước, nước thải hoặc các loại dung môi phát sinh trong quá trình máy móc thủy lực hoạt động. Loại nhiễm bẩn này rất dễ nhận biết do sự đổi màu hoặc nhũ tương hóa dầu thủy lực.

– Nhiễm bẩn chất khí là hiện tượng xâm thực của các chất khí đối với Dầu Thủy lực trong quá trình sử dụng. Biểu hiện của tình trạng này là hình thành các bọt khí bên trong cấu trúc dầu.

– Nhiễm bẩn chất rắn là tình trạng dầu thủy lực xuất hiện các loại vật chất rắn bao gồm đất, cát, gỉ vụ kim loại, cặn bẩn xuất hiện trong quá trình ma sát với các thiết bị. Một số loại dầu nhớt được bổ sung hạt PE để tăng khả năng ma sát cũng dễ bị nhiễm bẩn do các hạt này bị đốt cháy tạo thành chất bẩn.

Sự xuất hiện các loại chất bẩn thường đến từ hai phương cách phổ biến là: chất bẩn có sẵn trong hệ thống được đưa vào từ quá trình vận hành máy móc và chất bẩn nội tại bên trong hệ thống thủy lực.

Dầu Thủy lực rất dễ bị bẩn

Dầu Thủy lực rất dễ bị bẩn

Các chất bẩn từ bên ngoài thường theo các khe hở giữa các gioăng của bánh xe hoặc theo đường ống dẫn dầu (dầu cũ còn tồn đọng, bùn đất, khoáng chất) đi vào bên trong khoang chứa dầu.

Chất bẩn nội tại hiện hữu bên trong hệ thống thủy lực được hình thành do quá trình nhiễm bẩn dầu thủy lực, từ các tác nhân oxy hóa hay xâm thực biến chất dầu thủy lực.

Các loại chất này sẽ bám vào chi tiết máy, ống bơm và các loại ống dẫn gây tắc nghẽn hệ thống thủy lực. Về lâu dài, tình trạng nhiễm bẩn này sẽ khiến máy móc bị gỉ sắt và nhanh chóng xuống cấp gây ra những thiệt hại về kinh tế.

Xem thêm:

Làm thế nào để biết dầu cắt gọt kim loại có vấn đề

Cách dùng dầu cắt gọt kim loại an toàn?

Dầu cắt gọt kim loại không pha nước là gì?

Một số nhóm biểu hiện nhiễm bẩn Dầu Thủy lực

Dầu Thủy lực là một trong những loại dầu nhớt bôi trơn thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thủy lực. Dầu càng tinh khiết, hiệu suất bôi trơn và giảm lực ma sát đối với các dây chuyền sản xuất càng cao. Ngược lại, dầu nhiễm bẩn có thể gây oxy hóa hoặc tạo áp suất tác động lên các chi tiết máy gây hư hại nghiêm trọng cho hệ thống thủy lực. Đối với các loại dầu thủy lực nhiễm bẩn, chúng ta có thể phát hiện dựa trên một số tiêu chí cơ bản như sau:

Dầu nhiễm bẩn thường tạo bọt

Dầu nhiễm bẩn thường tạo bọt

– Độ trong suốt: Dầu Thủy lực có độ tinh khiết cao thường trong suốt, không lẫn bất kỳ tạp chất nào bên trong kết cầu dầu. Dầu luôn có sự đồng nhất giữa dầu nền khoáng gốc và các chất phụ gia đã được bổ sung trong quá trình chế tạo. Nếu dầu xỉn màu, vẩn đục, rất có thể dầu đã bị nhiễm nước và tác nhũ tương hóa. Chất lượng của loại dầu đã biến chất này sẽ thấp hơn nhiều so với dầu nguyên chất.

– Màu sắc: Bên cạnh độ trong, người tiêu dùng còn có thể nhận biết tình trạng của Dầu Thủy lực bằng cách quan sát màu sắc sản phẩm. Trong sản xuất, màu sắc của dầu thủy lực là thông số cố định thể hiện độ tinh chế và các tính năng cơ bản của dầu. Dầu tinh khiết thường có màu sắc vàng óng, trong suốt.

Đối chiếu màu của dầu với dải màu cơ bản, chúng ta có thể nhận biết một số tình trạng nhiễm bẩn cơ bản như nhũ tương hóa, lắng đọng cặn, tạp chất… Tuy nhiên, để khẳng định mức độ nhiễm bẩn của dầu thủy lực, chúng ta cần thêm một số tiêu chuẩn đánh giá bổ sung.

– Khối lượng riêng: Cài đặt khối lượng riêng của dầu đo lại nhiệt độ 20 độ C theo ASTM bằng máy đo chuyên dụng Density for Petroleum DMA4500M. Nếu dầu có sự biến thiên về khối lượng riêng và thể tích chứng tỏ có sự hòa lẫn một số tạp chất nhất định.

– Chỉ số độ nhớt kỹ thuật: Kiểm tra chỉ số độ nhớt kỹ thuật của dầu thủy lực tại nhiệt độ 40 độ C theo tiêu chuẩn ASTM D445. Theo như quy chuẩn dầu thủy lực ISO VG 46, độ nhớt động học của dầu từ 46 và đối với dầu có chỉ số ISO VG 32, độ nhớt của dầu chính xác là 32. Sai số được giới hạn tùy theo từng phương pháp đo khác nhau.

– Nhiệt độ đông đặc: Phương pháp phổ biến nhất để đo nhiệt độ đông đặc của dầu thủy lực là ASTM. Dựa trên phương pháp này, các thao tác tiến hành đo lường độ đông đặc của dầu thủy lực là xác định giới hạn nhiệt độ âm mà dầu còn có khả năng chuyển động.

– Khả năng tách nước: Để đo lường khả năng tách nước của dầu, người ta sử dụng phương pháp ASTM D1401. Mục đích của phương pháp này là xem xét khả năng tách nhũ của Dầu Thủy lực đối với các hệ thống máy móc hiện đại. Thời gian tách nhũ càng dài, hiệu quả bôi trơn và chống gỉ sắt của dầu càng kém.

Xem thêm:

Bí quyết vàng chọn dầu cắt gọt kim loại tốt nhất hiện nay

Dầu bánh răng công nghiệp những điều cần biết

Hướng dẫn sử dụng dầu cắt gọt pha nước an toàn

Dầu Thủy lực là loại dầu nhớt bôi trơn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt và sản xuất. Yêu cầu cơ bản khi dùng dầu thủy lực trong vận hành máy móc là độ tinh khiết tối ưu và khả năng bôi trơn hoàn hảo.

Dầu Thủy lực nhiễm bẩn có khả năng gây ra những nguy hại đáng kể cho hệ thống máy móc thủy lực của bạn, như làm rỉ sắt các chi tiết máy, giảm hiệu suất bôi trơn, tăng ma sát giảm độ bền bỉ của hệ thống, giảm năng suất và gây tốn kém nhiên liệu. Bên cạnh đó, sử dụng dầu nhiễm bẩn có thể gây ra những tai nạn lao động do sự kém chính xác của các chi tiết máy khi hoạt động.

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân và biểu hiện nhiễm bẩn Dầu Thủy lực trong bài viết, quý bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ toàn diện cho hệ thống thủy lực tại nhà xưởng, xí nghiệp của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

1459 views

thay dầu hộp số

Dấu hiệu cần thay dầu hộp số, hướng dẫn chi tiết

28-02-2024

Phải hiểu và sử dụng dầu nhớt như thế nào cho đúng

03-07-2014
Mỡ công nghiệp

Bảng báo giá Mỡ công nghiệp mới nhất 6/2025

27-04-2021
Top 05 loại Dầu Thủy Lực Castrol 32 chất lượng tốt nhất hiện nay

Top 05 loại Dầu Thủy Lực Castrol 32 chất lượng tốt nhất hiện nay

04-03-2020
Top 3 loại Dầu Công Nghiệp Total được ưa chuộng nhất 2021

Top 3 loại Dầu Công Nghiệp Total được ưa chuộng nhất 6/2025

22-03-2021
Cách lựa chọn dầu nhớt thích hợp

Sử dụng dầu nhớt cho các máy móc thiết bị sản xuất

24-06-2014
Mách bạn cách phân biệt Dầu Thủy Lực Giá Rẻ 32, 46, 68 chuẩn nhất

Mách bạn cách phân biệt Dầu Thủy Lực Giá Rẻ 32, 46, 68 chuẩn nhất

05-08-2019
dầu động cơ

Top 10 suy nghĩ mơ hồ về dầu động cơ

23-07-2014

Giá dầu mỡ giảm sâu gần 8% ngày 24/11

24-11-2018
05 Lý do nên chọn Dầu Thắng Castrol ngay bây giờ

05 Lý do nên chọn Dầu Thắng Castrol ngay bây giờ

19-03-2020
Cách chọn Dầu bôi trơn ổ khóa Thế nào đúng?

Cách chọn Dầu bôi trơn ổ khóa Thế nào đúng?

17-10-2018
Dầu thủy lực 46

Bảng báo giá Dầu thủy lực 46 mới nhất 6/2025

14-03-2021

Dầu máy nén khí: cẩn thận với lỗi nhiệt độ đầu nén cao

26-05-2015
Top 05 Dầu Thủy Lực Giá Rẻ Total đáng chú ý nhất quý 3 năm 2019

5 loại Dầu Thủy Lực Giá Rẻ Total đáng chú ý nhất quý 3 năm 2020

18-09-2019

Những ưu điểm và lưu ý khi sử dụng Dầu cắt gọt Kim loại

21-07-2019

Dầu Tưới nguội và những thông tin bạn cần biết trước khi sử dụng

27-04-2019

Dầu thủy lực là gì và có mấy loại dầu thủy lực

03-01-2019
Bao lâu thì nên thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho hệ thống thủy lực?

Bao lâu thì nên thay Dầu Thủy Lực Giá Rẻ cho hệ thống thủy lực?

30-07-2019

Tin Liên Quan